post-share-buttons //THÊM TAGS

CHO THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN 1

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 1 cho hơn 364 tòa building có văn phòng cho thuê tại quận 1.

CHO THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN 3

Địa Ốc Kim Quang đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 3 cho hơn 311 building cho thuê văn phòng tọa lạc tại quận 3.

CHO THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN 4

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 4 cho hơn 80 tòa building tọa lạc tại quận 4.

CHO THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN 5

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 5 cho hơn 50 tòa building tại quận 5.

CHO THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN 10

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng cho hơn 152 building cho thuê văn phòng tại quận 10.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Câu chuyện về ông lão mù xin tiền và người bán gà quay

Trung thực trong kinh doanh là yếu tố quan trọng cần đặt lên hàng đầu và lựa chọn ngôn ngữ quảng cáo thay đổi hành vi của khách hàng là 2 câu chuyện Địa Ốc Kim Quang muốn gửi đến quý bạn đọc.
Có rất nhiều câu chuyện hay đem lại ý nghĩa sâu sắc trong kinh doanh như trung thực góp phần tạo niềm tin cho khách hàng, không trung thực đồng nghĩa với thất bại, trong kinh doanh điều này càng thất rõ hơn hết. Hay chỉ đơn giản là chuyện ông lão mù xin tiền trên phố và người bán gà quay dưới đây cũng cho chúng ta suy nghĩ đôi điều.

Câu chuyện thứ 1: Ông lão mù xin tiền trên phố
Người đàn ông mù ngồi tại một góc phố bận rộn trong giờ cao điểm. Bên cạnh ông là một chiếc cốc đựng tiền và tấm bìa cứng có ghi dòng chữ: “Tôi bị mù. Xin hãy giúp tôi”.
Người qua đường vẫn vội vã di chuyển, không ai cho tiền người mù.
Một nhân viên quảng cáo trẻ tuổi đi qua và nhìn thấy người mù già cả với chiếc cốc rỗng. Cô cũng nhận ra mọi người hoàn toàn không có phản ứng gì trước sự hiện diện của người mù, chứ chưa nói đến việc dừng lại cho tiền.
Nhân viên quảng cáo lấy một chiếc bút từ trong túi áo, xoay ngược tấm bìa cứng của người mù từ trước ra sau, viết vài dòng lên đó rồi rời đi. Ngay lập tức, mọi người bắt đầu thả tiền vào chiếc cốc. Chẳng mấy chốc, tiền tràn ra bên ngoài.
Lúc này, người mù quay sang nhờ một người lạ mặt đứng cạnh mình, giải thích xem trên tấm bìa viết gì.
Người lạ mặt cho biết: “Tấm bìa viết rằng ‘Hôm nay là một ngày đẹp trời, bạn có thể nhìn thấy điều ấy, còn tôi thì không’.”

Bài học rút ra: Nhiều khi chỉ cần chọn lựa ngôn ngữ quảng cáo thích hợp, bạn đã có thể kết nối và thay đổi hành vi của khách hàng.
ông lão mù xin tiền
                                            Hình ảnh minh họa.

Câu chuyện thứ 2: Người bán gà quay không trung thực 
Người bán gà quay đã có ngày làm việc cực kỳ tốt. Anh ta tự hào nhấc con gà cuối cùng lên cân và quay lại nói với khách hàng: “Con này giá 6,35 USD”.
"Mức giá hợp lý đấy nhưng con này hơi nhỏ”, người phụ nữ mua hàng đáp. “Anh không có con nào lớn hơn à?”
Sau một hồi suy nghĩ, người bán hàng nhanh chóng cất con gà vào tủ đồ ăn, dừng lại một vài giây, rồi lại lấy nó ra.
“Con này nặng hơn chút. Giá 6,65 USD”, người bán gà rụt rè đáp.
Người phụ nữ cân nhắc một chút rồi đưa ra quyết định cuối cùng: “Ồ, tôi nghĩ ra rồi. Tôi sẽ lấy cả hai con”.
Bài học rút ra: Đừng lừa dối khách hàng, vì bạn không bao giờ biết điều gì đang đợi mình phía trước.
chuyện người bán gà quay
    Hình ảnh minh họa. 

Câu chuyện 3 chiếc áo cũ

Câu chuyện 3 chiếc áo cũ dưới đây sẽ cho ta một bài học kinh doanh ý nghĩa về ý chí, nghị lực và cách chúng ta đối phó với những thử thách trong cuộc sống.
Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi:
“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”
“Khoảng 1 đô la”, cậu bé trả lời.
“Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?” Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé.
“Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ:
“Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều”.
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý:
“Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được”.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn ủi để ủi áo cho thẳng thớm, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó phơi khô trên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la. Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha.
Cậu bé chọn ga điện ngầm để bán áo và cuối cùng đã thành công
Cậu bé chọn ga điện ngầm để bán áo và cuối cùng đã thành công

Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm xin quần áo cũ mang về nhà giặt sạch đem đi bán.
Một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác:
“Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?“
“Cha ơi, làm sao có thể bán được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô la.”
“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, một người rất đam mê hội hoạ và vẽ rất đẹp, vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua.
Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia cùng thiếu gia của mình đến mua chiếc áo. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la.
Lần này cậu chọn trường học dành cho giới nhà giàu để bán áo
Lần này cậu chọn trường học dành cho giới nhà giàu để bán áo

Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói:
“Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng.
Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
Hai tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim.
Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô:
“Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”
“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn” – Nữ diễn viên trả lời.
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng:
“Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô la”.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô la.
Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu:
“Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…”
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Cha cậu hỏi:
“Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?”
“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp:
“Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”. 
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói:
“Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha”.
“Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, còn chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Chúng ta tuy nghèo một chút, nhưng có sao đâu, chúng ta có nhiều hơn một chiếc áo 1 đô la và con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu”.
“Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là Michael Jordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Cuối cùng cậu bé ấy đã trở thành thần tượng của biết bao thế hệ
Cuối cùng cậu bé ấy đã trở thành thần tượng của biết bao thế hệ

Bài học kinh doanh ý nghĩa:
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình.
Chúng ta bỏ cuộc hay chiến thắng nghịch cảnh phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn điều đó bằng con mắt như thế nào? Liệu chúng ta có thể tìm ra giá trị của chính mình để sống một cuộc đời của chính bản thân mình?

Câu chuyện trên đây thật ý nghĩa phải không bạn? Bạn đã rút ra được bài học kinh doanh ý nghĩa gì cho mình không? Với mình, đây là bài học kinh doanh rất bổ ích và ý nghĩa, giúp chúng ta luôn giữ được lửa, vững vàng trong mọi thử thách cuộc đời.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay về kinh doanh giúp chúng ta rút ra bài học quý giá

Mượn truyện ngụ ngôn nói chuyện kinh doanh để thấy kinh doanh cũng là một nghệ thuật.
Kinh doanh không phải chuyện đùa, kinh doanh không chỉ cần đầu óc mà còn cần đến cái tâm của người làm kinh doanh. Mượn truyện ngụ ngôn nói chuyện kinh doanh để thấy kinh doanh cũng là một nghệ thuật.
Truyện ngụ ngôn về kinh doanh là những câu chuyện khiến người đọc phải suy ngẫm rồi rút ra bài học quý giá cho mình. Trong kinh doanh cũng vậy, có những câu chuyện mà sau khi đọc chúng ta sẽ rút ra được những kim chỉ nam cho bản thân mình.

1. Thỏ già và thỏ trẻ:
Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:
- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.
- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.
Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?
Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:
- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra rất tốt nhưng lại không được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiến lược đó cũng không có giá trị gì cả.

2. Mèo đen mời khách:
truyện mèo đen mời khách
Truyện mèo đen mời khách

Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành.
Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:
- Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu ”be be” để cảm ơn thịnh tình của mèo đen.
Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không? 

3. Bầy cừu và những con sói - Thách thức đôi khi là cơ hội
truyện con sói và bầy cừu
Truyện con sói và bầy cừu

Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.
Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công. Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát những nguy cơ này để nó chỉ mang đến điều có lợi, nếu không đàn sói sẽ ăn hết đàn cừu của bạn khi bạn không để ý đến.

4. Chú chim non
Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.
Bài học kinh doanh:
1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hay im lặng.

5. Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ:
làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ
Chuyện làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ

 
Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.
Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.
Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.
Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.
Người thợ rèn vội quỳ xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.
Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.
Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.
Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: "Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ".
Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.
Bài học kinh doanh: Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty "phất" lên nhờ một cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được.

Học hỏi kinh nghiệm bán hàng hiệu quả từ 2 câu chuyện vui này nhân thành

Bạn đang kinh doanh và mong muốn bán được nhiều hàng, làm thế nào để khách hàng sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm tiếp theo cho bạn? Hai câu chuyện vui về bán hàng dưới đây sẽ giúp bạn về ví dụ cho việc khơi gợi nhu cầu của khách hàng thành công. Bạn có thể tìm ra vài ý tưởng hay từ những câu chuyện ngắn này.

1. Câu chuyện thứ nhất: Thành công của một quán bia
Có một hệ thống quán bia sang trọng và nổi tiếng tại Việt Nam được triển khai cực kỳ thành công. Trai thời thượng thích thú đi ra đó ăn uống, có chân dài lượn quanh, nhạc xập xềnh êm tai, món ăn nóng hổi rất ngon và lạ, đặc biệt là cảm giác sảng khoái với những cốc bia mát lạnh.
Vấn đề đặt ra cho quán là làm thế nào để tăng doanh số bán hàng vào các giờ khách không gọi đồ ăn, hay các bàn chỉ gọi bia mà không kêu đồ nhắm? Vì nhiều khi khách uống được vài chai là đã bỏ ly quay ra chém gió với nhau.
Biện pháp bán hàng hiệu quả được áp dụng ở đây là, quán đã cho nhân viên đi các bàn, phát bỏng ngô rang muối miễn phí cho bàn nào không có đồ nhắm. Khách khi ăn bỏng ngô xong sẽ khát nước dữ dội và liên tục gọi bia để giải khát!
Bài học rút ra: Nếu bạn hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng và tìm cách sáng tạo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng thì doanh số bán hàng của bạn sẽ tăng một cách thần kỳ. Khi làm kinh doanh, chúng ta nên biết không bao giờ chấp nhận lối mòn, không ngừng tìm tòi và mạnh dạn áp dụng những công thức, cách thức mới. Chúng ta sẽ tìm ra những cơ hội để tăng doanh số bán hàng của mình.

 

2. Câu chuyện thứ hai: Nhân viên bán hàng

Một anh chàng từ nông thôn ra thành phố xin được làm chân bán hàng tại cửa hàng bách hoá trung tâm, nơi đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm trên đời.
Ông chủ hỏi anh ta:
– Anh đã có kinh nghiệm trong công việc này chưa?
– Rồi, thưa ông. Tôi từng bán hàng ở quê – chàng trai đáp.
 Tốt! Cậu sẽ bắt đầu thử việc vào ngày mai và tôi sẽ đến kiểm tra kết quả công việc sau khi hết giờ làm – ông chủ nói.
Với chàng trai, ngày làm việc đầu tiên dài đằng đẵng và thật căng thẳng nhưng mãi rồi cũng tới 5h chiều. Ông chủ xuất hiện và hỏi:
– Hôm nay cậu phục vụ được bao nhiêu khách hàng?
– Một. – Nhân viên bán hàng mới đáp.
– Mỗi một thôi à! – Ông chủ nổi giận – Hàng ngày, mỗi nhân viên của tôi phục vụ được 20 đến 30 khách hàng kia. Thế cậu bán được bao nhiêu tiền?
– 150.000 đô la, thưa ông.
– Thế quái nào mà cậu bán được nhiều như vậy? – Ông chủ ngạc nhiên.
Chàng trai giải thích:
– Ông khách đó vào cửa hàng và tôi bán cho ông ta một lưỡi câu nhỏ, rồi một lưỡi câu vừa và cuối cùng là một lưỡi câu cỡ đại. Tiếp đó, tôi bán cho ông ta một sợi dây câu nhỏ, một sợi vừa và một sợi lớn. Tôi hỏi xem ông ta câu cá ở đâu và vị khách đáp: “Ở bờ biển”. Tôi gợi ý ông ta nên mua một chiếc xuồng câu rồi đưa ông tới khu vực bán thuyền, thuyết phục ông mua một xuồng cao tốc dài 7 mét gắn 2 động cơ. Chiếc Wolkswagen của ông ấy không kéo nổi cái xuồng nên tôi bán cho ông một chiếc Cruiser Deluxe nữa.
Ông chủ loạng choạng vì choáng:
– Cậu bán tất cả những thứ đó cho một người vào mua lưỡi câu?
– Không – Chàng trai đáp – Ông ta hỏi mua dầu gội đầu cho vợ ở đâu và tôi bảo: “Kỳ nghỉ cuối tuần của ông thế là hỏng rồi. Có lẽ là ông nên đi câu cá!”.
Bài học rút raNghệ thuật bán hàng quan trọng vẫn là hiểu tâm lý khách hàng, mong muốn của con người là không giới hạn và túi tiền gần trái tim hơn bộ não. Hãy tìm cách nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng để thuyết phục họ mua những món hàng họ yêu cầu và cả những món hàng khác nữa.

Câu chuyện vui nhưng có ý nghĩa sâu sắc: Thành công luôn đến từ sự kiên trì nhân thành

Sự kiên trì nói thì dễ nhưng thực hiện rất khó. Dưới đây là hai câu chuyện vui về lòng kiên trì chứa đựng đạo lý, mang đến cho chúng ta những bài học vô cùng ý nghĩa.

Câu chuyện thứ 1: Nghèo vẫn hoàn nghèo
Có một người rất nghèo và khổ cực. Một người nhà giàu nhìn thấy đáng thương liền muốn giúp đỡ. Người giàu có đưa cho anh ta một con bò, chúc anh khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo rồi.
Người nghèo cảm thấy hi vọng trong lòng, bắt đầu phấn đấu. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò muốn ăn cỏ, người muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước.
Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê. Trước tiên giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán. Như thế kiếm được nhiều tiền hơn.
Người nghèo tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt một con.
Người nghèo nghĩ: “Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem dê bán đi, mua thành gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.
Người nghèo lại thực hiện theo kế hoạch. Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có thay đổi, gặp khó khăn, nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng của người nghèo hoàn toàn sụp đổ.
Người nghèo thất vọng: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi việc không còn lo lắng.
Mùa xuân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.
Người giàu quay đi, người nghèo vẫn cứ tiếp tục.
Rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ không kiên trì đến cùng.
Sự khác nhau trong suy nghĩ của người giàu và người nghèo
Người giàu luôn suy nghĩ tích cực trong khi người nghèo luôn suy nghĩ tiêu cực và không có lòng kiên trì.

 
Một nhà đầu tư nói bí quyết thành công của mình là: “Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt.
Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.
•    Người càng sâu sắc: Càng trầm tĩnh đơn giản.
•    Người càng nông cạn lạnh nhạt: Càng táo bạo bất an.
•    Kẻ mạnh: Không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi.
•    Kẻ yếu: Không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.

Câu chuyện thứ 2: Con ngựa chờ làm nghiệp lớn

Muốn thành công, nhất định phải có lòng kiên trì.

Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.
- Thương gia đến, nói: “Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?
Ngựa lắc đầu nói: :”Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?
- Binh lính đến, nói: “Bạn có muốn đi theo tôi không?
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?
- Thợ săn đến, nói: “Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?
Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.
Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.”
Khâm sai hỏi: “Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?”, Ngựa lắc đầu.
“Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, Ngựa lắc đầu
Khâm sai lại hỏi: “Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?
Ngựa trả lời: “Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm
Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.
Bạn già rồi, không dùng được!”, nói xong khâm sai liền bỏ đi.
Bạn thân mến, hôm nay những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.
Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!
Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần nỗ lực, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!
Thành công không phải là một đường thẳng mà nó là một hành trình gập ghềnh, gian nan. Nhưng nếu bạn luôn xác định rõ mục tiêu, hiểu rõ những thế mạnh và nguồn lực của mình bạn sẽ tìm được con đường ngắn nhất để đi tới đó.